GỐM SỨ TIẾN BÌNH
Tin Tức & Phong Thủy

Hình tượng Hoa Sen trên Bát Hương Gốm sứ

Bát hương sứ là một trong những vật phẩm đồ thờ cần thiết khi gia chủ chuẩn bị cho mình một bàn thờ gia tiên – Thần – Phật đúng cách ở trong nhà. Vậy nên chọn bát hương như thế nào cho phù hợp? Tại sao ta thường thấy trên bát hương và đồ thờ bằng sứ lại vẽ hoa sen và biểu tượng của hoa sen ? Bài viết sau đây gốm sứ Long Loan sẽ giải thích cho quý khách hiểu rõ vấn đề này.

1. Tại sao chúng ta thường thấy biểu tượng hoa sen trên bát hương bằng sứ ?

Có lẽ chúng ta ai cũng đều biết đến hoa Sen là loài cây sống ở dưới nước,củ bám dưới lớp bùn, thân cây chìm trong nước, lá to nổi trên mặt nước. Thân sen có gai nhọn xung quanh, hoa mọc trên thân, nhô cao lên hẳn mặt nước. Hoa Sen khi nở lộ bày đài hoa, nhụy, hạt và có hương thơm tinh khiết như hoa huệ. Hoa Sen có nhiều màu từ trắng tới hồng, hồng đậm nên được ưa chuộng khá nhiều trong trang trí và thờ cúng.

Hoa Sen thường gắn liền với sự tinh khiết, thanh tao ở nơi đền chùa, hình ảnh đài sen xuất hiện trên vỏ bao đựng hương, vẽ hoặc khắc nổi trên đồ thờ như bát hương, lọ hoa… thậm trí được chạm khắc trên bàn thờ.

Biểu tượng hoa sen luôn hiện hữu trong các đồ vật trong gia đình nhưng không phải ai cũng biết được ý nghĩa của nó.

2. Bát hương vẽ Sen theo quan niệm phật giáo:

Trong các loài hoa sống ở ao, đầm lầy, Hoa Sen được biết tới bằng sự sinh sôi nảy nở mãnh liệt. Chỉ cần trồng vài nhánh thì không lâu sau sẽ phát triển ra cả đầm sen. “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” là một trong những đặc điểm của loài hoa này. Ta thấy như hoa hồng, hoa cúc, hoa mai chúng ta trồng trên khô, trổ hoa thơm thì cũng thường, vì chúng không có cái gì hôi hám.Còn sen ở trong bùn lại trổ được hoa thơm, điều đó thật hiếm có. Cây sen mọc trong ao, hồ ngoi lên từ trong bùn nhơ. Trong ca dao Việt Nam có bài :

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy Vàng, bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Giá trị của hoa sen là từ nơi bùn nhơ sen trỗi dậy, vươn lên khỏi bùn, ra khỏi nước rồi trổ hoa hương thơm ngào ngạt với lá sen thanh mát

Trong Phật giáo, Hoa Sen đại diện cho sự thanh tịnh và giác ngộ, trong sạch mà không nhiễm ô, ở trần mà không nhiễm trần.

Hình tượng hoa Sen trong Phật học thường được thể hiện 8 cánh hoa đang nở với ý nghĩa tiêu biểu cho những phẩm chất mà Đức Phật truyền dạy. Hoa Sen nở rộ cũng thể hiện sự giác ngộ, tìm thấy niềm tin trung thành với những lời dăn của Phật học. Với lý do đó hình tượng Đức Phật thường được tái hiện trên tòa sen 8 cánh.

Không ô nhiễm dù sen sống trong bùn lầy dơ bẩn nhưng hoa sen vẫn vươn khỏi mặt nước để nở ra những bông hoa thơm ngát làm đẹp cho đời. Tức là dù sống trong đời nhiều chuyện thị phi nhưng không bị nhiễm mà tự mình giác ngộ và còn thức tỉnh người khác giác ngộ theo mình.

Thanh lọc, lắng đọng , đây được cho là nét đặc biệt của loài sen, dù mọc trong bùn nhưng lá và hoa sen không bị dính bùn và nước trong hồ sen lắng trong. Ý nghĩa nói đến sự cảm hóa con người từ những thực tại xấu xa, cùng nhau hành thiện để cùng nhau sống, không lo âu muộn phiền thế gian.

Kiên nhẫn, trong khoa học, người ta đã phát hiện những hạt sen bị chôn vùi hơn 3000 năm vẫn có khả năng nảy mần thần kỳ. Qua đó cho thấy kiên nhẫn tích cực làm việc để đạt được kết quả như mong muốn là điều nên làm và chắc chắn nếu có đủ kiên nhẫn thì mọi việc đều sẽ có thể thành công.

Hoa sen là loài hoa không chỉ đẹp mà còn rất hữu dụng cho cuộc sống của con người. Toàn bộ cây Sen từ rễ tới ngọn đều có công dụng riêng. Tuy nhiên giá trị lớn nhất của hoa sen đó là tượng trưng cho sự tĩnh lặng trong tâm hồn và vẻ đẹp từ nội tâm tỏa ra. Khi gặp những vấn đề khó khăn hay những phiền muộn trong cuộc sống người ta thường nhìn ngắm Hoa Sen và thiền tịnh trong lòng để lấy lại sự cân bằng tĩnh tại và giác ngộ ra giá trị của cuộc sống. Điều này phản ánh bản chất thực tại của triết lý phật giáo.

3. Hoa Sen tượng trưng cho người tu hành

Theo truyền thuyết , đức Phật xưa kia là thái tử con vua Tịnh Phạn, Ngài sống trong cảnh vương giả đầy đủ ngũ dục, tức là sắc, thanh, hương, vị, xúc dư thừa. Ngài sống trong ngũ dục, chìm trong ngũ dục, nhưng chính từ trong ngũ dục sau này Ngài thức tỉnh, Ngài thoát ra khỏi ngũ dục và đi tu hành.

Khi đi tu Ngài sống khổ hạnh đến ngày viên mãn đạo quả, thành một đức Phật sáng suốt giác ngộ, cũng như hoa sen từ trong bùn vươn ra khỏi bùn, lên khỏi mặt nước rồi trổ hoa.

Như vậy hoa sen từ lúc mới mọc đến khi trổ hoa trải qua nhiều giai đoạn: Giai đoạn một là ở trong bùn, giai đoạn hai là ra khỏi bùn ở trong nước, giai đoạn ba là ra khỏi nước, giai đoạn bốn là nở hoa thơm ngát.

Cũng như vậy cuộc đời của đức Phật có nhiều giai đoạn: giai đoạn một là đắm mê dục lạc ở thế gian, giai đoạn hai là vượt thành xuất gia, giai đoạn ba khi tu Ngài cố gắng tinh tấn tu cho đến được giới thanh tịnh, điều phục được tâm, giai đoạn bốn là giác ngộ viên mãn.

Vậy giá trị của hoa sen là từ chỗ nhơ nhớp hôi hám mà trổ hoa có mùi hương tinh khiết, chính vì thế hoa sen thường được dùng làm biểu tượng cho người tu hành.

4. Ý nghĩa hoa Sen trên bát hương

Trong phong thủy, việc trưng bày Hoa Sen và các vật phẩm đồ thờ cúng như bát hương sen, mâm bồng sen, đèn thờ hoa sen… thì đều có công dụng làm cho không gian thờ cúng trở nên ấm cúng, thanh tịnh.

Trong phong thủy Hoa sen tượng trưng cho sự thanh cao, thoát tục và hoàn mỹ vì sống trong bùn nhưng không hề bị ảnh hưởng. Cùng với ý nghĩa thanh lọc, hoa sen giúp điều hòa vượng khí, tăng cường năng lượng tốt và ngăn chặn những điều xấu, giúp cho gia chủ tránh ưu phiền để tĩnh tâm an hưởng cuộc sống.

Hình ảnh hoa sen được vẽ trên bát hương bằng màu men Lam mang lại sự bình an, thanh thản, mọi điều tốt lành cho gia chủ.

Bát hương trang trí hoa sen có thể trung hòa được những điều không may, bực bội và hóa giải chúng mang đến niềm vui cho mọi gia đình.

Quy trình mua hàng

  • Chọn sản phẩm

  • Thêm giỏ hàng

  • Kiểm tra sản phẩm

  • Nhận đơn hàng

  • Nhận sản phẩm